Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_Beograd

Quân đội Liên Xô và NOVJ

Binh lực

Cụm hỏa tiễn Katuysha của Hồng quân Liên Xô chuẩn bị tham gia chiến dịch giải phóng Beograd
  • Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) do trung tướng Nikolai Aleksandrovich Gagen làm tư lệnh, thiếu tướng P. M. Verkholovich làm tham mưu trưởng. Đội hình tham gia chiến dịch gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 75 do thiếu tướng A. Z. Akimenko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 74 của đại tá K. A. Sychev gồm các trung đoàn bộ binh 743, 744, 746 và tiểu đoàn pháo chống tăng 1740
      • Sư đoàn bộ binh 233 của đại tá T. I. Sidorenko gồm các trung đoàn bộ binh 1023, 1028, 1233 và tiểu đoàn pháo chống tăng 233
      • Sư đoàn bộ binh 236 của thiếu tướng P. I. Kulizsky chỉ huy gồm các trung đoàn bộ binh 212 và 509.
    • Quân đoàn bộ binh 68 do thiếu tướng I. V. Baldinov chỉ huy, sử dụng các đơn vị cánh phải tham gia chiến dịch gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 73 của đại tá S. S. Kozak gồm các trung đoàn bộ binh 211, 733, 735 và 737.
      • Lữ đoàn cơ giới 5 (độc lập).
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 do tướng Vladimir Ivanovich Zhdanov chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh cơ giới: Các lữ đoàn cận vệ 13, 14, 15, mỗi lữ đoàn gồm 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới và 1 tiểu đoàn xe tăng.
      • Xe tăng: Lữ đoàn 36 gồm 3 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn pháo tự hành.
      • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 230, Trung đoàn súng cối 140, Trung đoàn Katyusha 58, Lữ đoàn pháo chống tăng 42.
      • Phòng không: Sư đoàn pháo phòng không 22.
      • Công binh: Tiểu đoàn hỗn hợp 218.
  • Tập đoàn quân 46 (Liên Xô) do trung tướng Ivan Timofeyevich Shlemin chỉ huy, sử dụng một quân đoàn cánh trái tham gia cánh bắc của chiến dịch:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 của thiếu tướng Ivan Andreyevich Robanyukh, trong biên chế có các sư đoàn bộ binh cận vệ 49, 59, 86 và 109.
  • Tập đoàn quân không quân 17 do thượng tướng Vladimir Aleksandrovich Sudet chỉ huy, lực lượng được huy động cho chiến dịch gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: Các sư đoàn 102, 131, 144 và 155.
    • Máy bay cường kích: Các sư đoàn 67, 74, 92 và 101
    • Máy bay ném bom: Các sư đoàn 112 và 122.
  • Giang đoàn Danub do Phó đô đốc Sergey Georgyevich Goshkov chỉ huy, huy động 28 tàu pháo và tàu tên lửa (Katyusha), 61 xuồng và cano có vũ trang tham gia chiến đấu; 8 tàu vận tải, 15 tàu kéo, 18 sà lan và 12 phà phục vụ chiến dịch.
  • Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư huy động khoảng 89.000 quân tham gia chiến dịch, được biên chế thành 3 quân đoàn chủ lực:
    • Quân đoàn Vô Sản 1 do thiếu tướng Peko Dapčević chỉ huy, đại tá Mijalko Todorović làm chính ủy và đại tá Savo Drljević làm tham mưu trưởng; quân số khoảng 32.000 người; thành phần gồm có:
      • Sư đoàn Vô Sản 1 của đại tá Vaso Jovanović gồm các lữ đoàn Vô Sản 1, 3, 13 và Lữ đoàn Montenegro 8
      • Sư đoàn Vô Sản 6 mang tên Nikola Tesla của đại tá Djoko Jovanović gồm các lữ đoàn Lika 1, 2, 3 và Lữ đoàn Serbia 22
      • Sư đoàn Xung kích 5 Krajina của đại tá Milutin Morača gồm các lữ đoàn Krajina 1, 4, 10 và Lữ đoàn Serbia 21.
      • Sư đoàn Xung kích Serbia 21 của đại tá Miloje Milojević gồm các lữ đoàn Serbia 4, 5 và Lữ đoàn Vô sản 2.
      • Sư đoàn Xung kích 17 Đông Bosnia gồm Lữ đoàn Krajina 2, Lữ đoàn Vô Sản 6 và Lữ đoàn Majevica 15
    • Quân đoàn Xung kích 12 do thiếu tướng Danilo Lekić chỉ huy, đại tá Stefan Mitrović làm chính ủy; quân số khoảng 36.000 người; thành phần gồm có:
      • Sư đoàn Xung kích Krajina 11 của đại tá Miloš Šiljegović gồm các lữ đoàn Krajina 5, 12 và Lữ đoàn Serbia 32.
      • Sư đoàn Xung kích Vojvodina 16 của trung tá Marko Peričin gồm các lữ đoàn Vojvodina 1, 2 và 4.
      • Sư đoàn Xung kích Slavonia 28 của đại tá Radojica Nenezić gồm các lữ đoàn Slavonia 17, 21 và 25.
      • Sư đoàn Xung kích Vojvodina 36 của trung tá Radoslav Jović gồm các lữ đoàn Vojvodina 3, 5 và 6.
    • Quân đoàn Serbia 14 của thiếu tướng Radivoje Jovanovic Bradonja, đại tá Radisav Nedeljkovic Raja làm chính ủy; quân số khoảng 21.000 người; thành phần gồm có:
      • Sư đoàn Serbia 23 của trung tá Miladin Ivanović gồm các lữ đoàn Serbia 7, 8, 9.
      • Sư đoàn Serbia 25 của đại tá Radisav Nedeljkovic Raja gồm các lữ đoàn Serbia 16, 18 và 19.
      • Sư đoàn Serbia 45 gồm các Lữ đoàn Serbia 12, 23, 24.

Kế hoạch

Bản đồ kế hoạch chiến dịch Beograd

Cuối năm 1944, Phương diện quân Ukraina 2 tuy ở gần Beograd hơn nhưng họ lại có một nhiệm vụ quan trọng khác là tấn công vòng qua dãy núi Nam Carpath để tiến ra đồng bằng Hungary, bao vây chủ lực Cụm tập đoàn quân quân Nam (Đức) tại khu vực Budapest. Nhiệm vụ phối hợp với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư tấn công quân Đức tại Serbia được giao cho Phương diện quân Ukraina 3. Nguyên soái Liên Xô Fyodor Ivanovich Tolbukhin cho rằng trở ngại lớn nhất đối với quân đội Liên Xô trên hướng này là sông Danub và dãy núi Đông Serbia với nhiều cứ điểm và chốt chặn của Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia (Đức) trên các con đèo qua núi. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9 năm 1944, khi Tập đoàn quân 57 của tướng N. A. Gagen chiếm được một bàn đạp rộng lớn tại khu vực Vidin (Tây Bắc Bulgaria) thì triển vọng tấn công trên hướng Vidin - Beograd lại trở nên sáng sủa hơn. Dãy núi Đông Serbia tạo thành thế chia cắt Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia (Đức) thành hai phần. Phía đông là "Cụm tác chiến Serbia", phía Tây dãy núi này và kéo dài đến Beograd là "Cụm tác chiến Felber". Tại Đông Serbia, quân Đức bị kẹp giữa hai quân đội Liên Xô (Ở phía Đông) và NOVJ (ở phía Tây). Trên cơ sở tình huống mới xuất hiện, Bộ Tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 và Bộ Tổng tư lệnh NOVJ vạch kế hoạch tấn công Beograd bằng 2 giai đoạn trên 6 hướng tấn công.[5]

Trong giai đoạn thứ nhất, Quân đoàn bộ binh 75 và Quân đoàn bộ binh 68 (Liên Xô) sẽ bao vây và tiêu diệt Cụm tác chiến Serbia tại khu vực Negotin. Để bảo đảm hai bên sườn cho cuộc bao vây này, Quân đoàn Serbia 14 (NOVJ) sẽ chiếm lĩnh các cứ điểm và các con đèo băng qua dãy núi Đông Serbia, ngăn chặn Cụm tác chiến Felber từ hướng Beograd đem quân tiếp ứng sang phía Đông dãi núi Đông Serbia. Trong giai đoạn 2, mũi tấn công của Quân đoàn bộ binh 75 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 sẽ từ Negotin vượt qua dãy núi Đông Serbia tấn công dọc theo thung lũng sông Danub đánh vào Đông Nam Beograd. Quân đoàn Vô Sản 1 và Quân đoàn Xung kích 12 sẽ tấn công Beograd từ phía Tây và Tây Nam. Để bảo đảm sườn phía Nam cho mũi tấn công này, Quân đoàn bộ binh 68 sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở khu vực Negotin sẽ tấn công theo hướng Kraguevac. Quân đoàn 64 cũng tấn công song song theo hướng Krushevac, các lữ đoàn du kích độc lập Montenegro và Serbia sẽ tấn công phối hợp từ phía Tây.[6]

Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 46 thuộc Phương diện quân Ukraina 2 sử dụng Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 từ sườn phía Tây dãy núi Nam Carpath tấn công theo hướng Vrsats - Beograd, phối hợp với Giang đoàn Danub thu hút một phần lực lượng quân Đức sang hướng Bắc Beograd, tạo điều kiện thuận lợi cho mũi tấn công chính và nếu thời cơ xuất hiện, sẽ vượt sông Danub tấn công đánh chiếm Beograd từ phía Bắc.[7]

Quân đội Đức Quốc xã và quân ngụy Nam Tư

Binh lực

Cụm tập đoàn quân F (Đức) đóng tại bán đảo Balkan do thống chế Maximilian Freiherr von Weichs làm tư lệnh, trung tướng August Winter (đến 15-10-1944) và trung tướng Heinz von Gyldenfeldt làm tham mưu trưởng. Cụm tập đoàn quân này kiêm quản cả Cụm tập đoàn quân E (Đức) đóng tại Hy Lạp và Macedonia. Trên hướng Đông Serbia, Cụm tập đoàn quân F có các lực lượng:

  • Cụm tác chiến quân đoàn "Schneckenburger" (Liên Xô và NOVJ gọi là "Cụm tác chiến Felber") do tướng Willi Schneckenburger chỉ huy đến 13 tháng 10 và tướng Hans Felber chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đội:
      • Sư đoàn phòng không 20.
      • Cụm tác chiến sư đoàn "von Rudno"
      • Cụm phòng thủ pháo đài Beograd.
      • Lữ đoàn pháo tự hành 191
      • Lữ đoàn phòng thủ 440 gồm các tiểu đoàn 1440, 1441 và 1442.
      • Trung đoàn 737 thuộc Sư đoàn sơn chiến 117
      • Trung đoàn 750 thuộc Sư đoàn sơn chiến 118
      • Trung đoàn pháo phòng không cơ giới 38 (thiếu)
      • Trung đoàn dự bị 146 gồm các tiểu đoàn 1461, 1462 và 1463.
      • Trung đoàn cơ giới 5.
      • Tiểu đoàn xe tăng 12
      • Tiểu đoàn xe tăng 202.
      • Tiểu đoàn huấn luyện của Sư đoàn bộ binh 7 SS "Prinz Eugen"
      • Tiểu đoàn công binh Kostolca.
    • Các lực lượng an ninh, cảnh sát:
    • Trung đoàn cảnh sát SS 18 gồm các tiểu đoàn 181, 182 và 183.
    • Trung đoàn cảnh sát 1 gồm các tiểu đoàn 110 và 111.
    • Trung đoàn cảnh sát 2 gồm các tiểu đoàn 210 và 212.
    • Trung đoàn cảnh sát 3 gồm các tiểu đoàn 313 và 315.
      • Trung đoàn cảnh sát 9 gồm các tiểu đoàn 900 và 901.
      • Trung đoàn hiến binh Beograd gồm các tiểu đoàn hiến binh 76, 108 và 109
      • Tiểu đoàn an ninh 28.
      • 3 tiểu đoàn cảnh sát Beograd. (người Serbia)
  • Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Liên Xô và NOVJ gọi là "Cụm tác chiến Serbia") do tướng Walter Stettner Ritter von Grabenhofen chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Sư đoàn sơn chiến 1, gồm các Trung đoàn sơn chiến 98, 99 và 2 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh 737
    • Sư đoàn bộ binh "Brandenburrg"
    • Trung đoàn bộ binh nhẹ 777.
    • Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn dự bị 146
    • Tiểu đoàn lê dương Turmenistan
    • Tiểu đoàn phòng không 931 của Trung đoàn phòng không 38
    • Cụm tác chiến sư đoàn "Wittman" gồm các đơn vị:
      • Lữ đoàn cơ giới 92 được tăng cường 1 tiểu đoàn pháo binh từ Trung đoàn phòng không cơ giới 38 và Tiểu đoàn phòng không SS.
      • Lữ đoàn pháo tự hành 191.
      • Trung đoàn sơn chiến Rhodos.
      • Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn bộ binh 373.
      • Tiểu đoàn trinh sát 116
      • Tiểu đoàn pháo chống tăng 44.
  • Từ ngày 17 tháng 10, Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" được tổ chức lại gồm có:
    • Cụm tác chiến sư đoàn "Wittman":
      • Trung đoàn sơn chiến 98
      • Trung đoàn sơn chiến 99
      • tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn bộ binh 737.
    • Cụm tác chiến sư đoàn "Hilebrant":
      • Lữ đoàn cơ giới 92
      • Trung đoàn bộ binh 1 "Brandenburrg"
      • Trung đoàn bộ binh 2 "Brandenburrg"
    • Cụm tác chiến sư đoàn "Langrok":
      • Trung đoàn bộ binh 54
      • Trung đoàn cảnh sát 3
      • Tiểu đoàn trinh sát 116.
  • Cụm tác chiến quân đoàn "Müller" trên cánh Bắc Cụm tập đoàn quân E gồm có:
    • Sư đoàn bộ binh SS 7 "Prinz Eugen"
    • Sư đoàn bộ binh xung kích 104.

Kế hoạch

Quân đội Đức Quốc xã phòng thủ tại ngoại vi Beograd

Sau những thất bại tại Romania và Bulgaria cuối năm 1944, quân đội Đức Quốc xã không đủ lực lượng để phòng thủ trên mặt trận Balkan đang bị bổ đôi từ Bắc xuống Nam. Nguy cơ bị chia cắt đang treo trên đầu Cụm Tập đoàn quân E của tướng Alexander Löhr cũng như cánh Nam của Cụm tập đoàn quân F của tướng Maximilian von Weichs. Do đó, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã chủ trương phòng ngự cứng rắn trên hướng Beograd để có thể trong thời gian ngắn nhất, rút lui các lực lượng chủ yếu của các Cụm tập đoàn quân E và F về giữ các tuyến sông Tissa và Danub tại mặt trận Hungary. Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia có nhiệm vụ ngăn chặn quân đội Liên Xô trên dãy núi Đông Serbia (tuyến 1) và trên bờ tây các con sông Morava và Danub (tuyến 2). Ở phía tây những tuyến này, quân đội Đức Quốc xã buộc phải sử dụng binh lực yếu hơn của các đơn vị hiến binh, an ninh và cảnh sát vũ trang, kể cả các lực lượng ngụy quân Serbia và Croatia để chống lại các quân đoàn của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư.

Trong ba cụm tác chiến quan trọng tại Serbia, Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" đóng vai trò tiền tiêu trong thế trận phòng thủ hình chữ A hướng về phía Đông, có nhiệm vụ ngăn chặn quân đội Liên Xô tại khu vực phía Tây dãy núi Đông Serbia. Cụm tác chiến quân đoàn "Schneckenburger" và Cụm tác chiến quân đoàn "Müller" được bố trí ở phía Tây sông Morava và phía Nam sông Danub đóng vai trò tuyến 2 của thế trận phòng thủ để giữ con đường giao thông huyết mạch phía Đông Nam Tư dọc theo các con sông Morava và Nam Morava từ Hy Lạp qua Beograd lên Hungary. Trong chuỗi cứ điểm dọc theo sông Morava, có các thành phố trọng điểm như Nis, Krushevac, Beograd và ngã ba đường sắt Velic Plano (???) được bảo vệ bằng các đơn vị cơ giới và SS.

Điểm yếu nhát trong thế trận phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã tại phía Đông Nam Tư là không có lực lượng dự bị chiến dịch. Mặc dù Cụm tập đoàn quân E do tướng Alexander Löhr chỉ huy đóng tại Hy Lạp có thể đảm nhận nhiệm vụ dự bị trong quá trình rút quân, nhưng chính cụm tập đoàn quân này lại có lực lượng mỏng yếu và ô hợp nhất trong số các lực lượng Đức và chư hầu tại Balkan với quy mô chỉ bằng một tập đoàn quân được tăng cường. Hai đơn vị chủ lực đáng kể khác của quân đội Đức Quốc xã tại Nam Tư là Tập đoàn quân xe tăng 2 (thực chất chỉ còn là một tập đoàn quân bộ binh) và Quân đoàn bộ binh 34 lại bị kéo ra hai hướng Bắc Nam, giáp biên giới Hungary và phía Nam Nam Tư trên lãnh thổ Nam Serbia, Montenegro và Makedonia. Vì vậy, chỗ hiểm yếu nhất của tuyến phòng thủ này lại chính là hướng Beograd, nằm ở giữa mặt trận.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Beograd http://www.vojska.net/eng/world-war-2/operation/be... http://www.znaci.net/00001/237_4.pdf http://www.znaci.net/00001/245_5.pdf http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/h/sovtankv/12.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/10.html http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/07.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/08.ht... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/05.... http://militera.lib.ru/memo/russian/chheidze/04.ht...